Trong cuộc sống hiện nay, không khó để bắt gặp các hình ảnh, slogan in ấn bên ngoài chiếc ly thủy tinh, ly giấy… đựng đồ uống, thậm chí trên những chiếc áo thun bạn đang mặc. Để tạo ra những hình ảnh sắc nét này, người ta dùng đến kỹ thuật in lưới (lụa). Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng in lụa là gì và có nguồn gốc từ đâu? Hãy tham khảo bài viết dưới để hiểu rõ về kĩ thuật in ấn này nhé!
In lụa là gì?
In lụa hay còn được biết đến với cái tên là in lưới. Đây là một kĩ thuật in ấn dựa trên nguyên lý của sự thẩm thấu mực in đi qua khung lưới, nhờ áp lực của dao gạt mà chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in in lên vật liệu tạo hình ảnh hoặc chữ.
Vậy ưu điểm của in lụa là gì? Đây là kỹ thuật in ấn đơn giản với chi phí thấp, có thể in trên nhiều vật liệu như in lên ly giấy, vải, gỗ, thủy tinh, kim loại… Tuy nhiên, hiện nay in lụa thường ít được sử dụng hơn bởi quy trình in khá rườm rà và nếu chọn in số lượng lớn thường rất hạn chế bởi nó mất rất nhiều công đoạn.
Bạn có biết in lụa bắt nguồn từ đâu?
Chắc các bạn sẽ khá bất ngờ bởi đây là kỹ thuật in lâu đời. Nó đã được sử dụng vào năm 1925 tại châu Âu với việc in ấn trên giấy, bìa, thủy tinh, tấm kim loại, vải giả da…
Vào năm 1870, nhiều công trình nghiên cứu dùng vải tơ làm lưới in được tiến hành tại Anh và Đức. Nhưng phải đến năm 1907, Samuel Simon mới sáng chế quá trình làm lưới bằng sợi tơ. Đến năm 1914, phương pháp in lưới nhiều màu được phát triển bởi John Pilsworth.
Có thể ứng dụng kĩ thuật in này vào mục đích gì?
Nắm được in lụa là gì thì hẳn các bạn có thể hiểu được kĩ thuật này được ứng dụng vào mục đích gì trong cuộc sống. Như đã nói ở trên, in lụa là kỹ thuật có thể in trên mọi vật liệu, kể cả những loại có bề mặt in không bằng phẳng.
Do đó, in lụa được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống như in bút, in lịch tết, in áo phông, in thiệp cưới… hoặc sử dụng trong sản xuất gạch men. Hơn nữa, nó có thể in trên nhiều chất liệu như thủy tinh, nhựa, giấy… nên kỹ thuật này còn được sử dụng để in ly nhựa, in ly giấy đựng thức uống với hình ảnh sắc nét, độ an toàn cao.
Ngoài ra còn có kĩ thuật in offset cũng đang rất thịnh hành hiện nay
Quy trình in lụa diễn ra thế nào?
Dám chắc nhiều bạn khó định hình được quá trình in lên sản phẩm như thế nào. Nếu vậy bạn có thể có cái nhìn cụ thể hơn về kỹ thuật in ấn này qua 6 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo
Khung dùng trong in lụa có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm với hình dạng khác nhau đã được rửa và phơi khô sạch sẽ. - Bước 2: Chụp bản
- Bước 3: Pha mực
Hiện nay có rất nhiều loại mực in như mực nước, mực in lụa gốc dầu, mực UV, mực Plastiol… Chúng rất đa dạng và khá khó để phân biệt. Tùy theo mục đích ứng dụng in lụa là gì mà chọn loại mực phù hợp với vật liệu được in nhất. - Bước 4: In thử và canh tay kê
Tiến hành cho mực lên máng để quét lên lưới rồi sấy thật khô, tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi trong vòng 3 phút, sau đó kiểm tra sản phẩm của mình. - Bước 5: In sản lượng
Đánh giá chất lượng của bản in thử xem có đạt yêu cầu không. Nếu đạt thì tiếp tục tiến hành in hàng loạt. - Bước 6: Rửa khung
Sau khi phơi xong cần gỡ phim ra, đem khung đi rửa sạch để chuẩn bị cho lần in tiếp theo.
Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu được in lụa là gì cũng như ứng dụng cơ bản của kỹ thuật in này đối với cuộc sống. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến in lụa, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm nhé.
Người kể chuyện về ly giấy của công ty Ly Giấy Xanh. Tôi có kinh nghiệm trên 7 năm trong nhà máy sản xuất ly giấy nên khá dày dạn trong việc viết về ngành ly giấy. Tôi biết về chất lượng giấy, các loại giấy, cách sản xuất giấy, các kỹ thuật in và thiết kế trên giấy. Tôi đã từng viết và tư vấn triển khai content cho các công ty nổi tiếng trong ngành ly giấy như Bình Minh, Kim Ngân và Huy Nhất.