Để tạo ra những bao bì như ly giấy, túi giấy… đẹp với hình ảnh, solgan làm nổi bật sự riêng biệt của thương hiệu bạn muốn truyền tải thì phải dùng đến công nghệ in ấn offset gia công trên bề mặt vật liệu. Vậy in offset là gì? Có thể ứng dụng vào mục đích gì? Tất cả thông tin về kỹ thuật in ấn này sẽ được “bật mí” trong bài viết sau.
In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in ấn mà trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm offset ( còn gọi là tấm cao su) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Đây là một trong những kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến, tránh được tình trạng nước bị dính lên giấy theo mực in.
Lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật in offset
Mặc dù nhiều người đã biết được in offset là gì và ứng dụng chúng trong ngành công nghiệp in ấn bao bì. Thế nhưng ít ai lại biết được lịch sử hình thành và phát triển của nó, thậm chí kể cả người làm trong xưởng in.
– Theo đó, công nghệ offset ra đời tại Anh vào năm 1985 với chiếc máy in đầu tiên dùng để in lên bề mặt kim loại. Thời điểm đó, tấm offset mới chỉ được làm bằng giấy carton và phải đến hơn 5 năm sau mới được thay thế bằng tấm cao su.
– Sau đó năm 1903, kỹ thuật in offset trên giấy mới được sáng tạo và nghiên cứu bởi ông Ira Washington Rubel. Cùng thời điểm lúc đó, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện và chế tạo ra máy in offset cho công ty in ấn tự động của họ.
– Đến năm 1950, kiểu offset với nhiều bước cải tiến cho bản xếp chữ, mực in, giấy và phát triển đã trở thành kỹ thuật in ấn phổ biến được ứng dụng vào trong cuộc sống. Và cho đến ngày nay, in offset vẫn là kỹ thuật in ấn được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.
Ưu điểm của kỹ thuật in offset là gì? Khi nào nên sử dụng kiểu offset
Có thể nói, ngành công nghiệp in ấn bao bì đang ngày càng phát triển với hàng loạt kỹ thuật in tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, xét ở một phương diện nào đó, kĩ thuật này vẫn là kiểu được lựa chọn trong việc tạo ra những mẫu in đẹp phục vụ tốt nhất cho nhu cầu quảng bá sản phẩm, thương hiệu của nhiều công ty, doanh nghiệp. Vậy ưu điểm của in offset là gì mà nó lại được ưa chuộng để in ấn bao bì đến như vậy?
– Chất lượng hình ảnh, solgan rõ nét và sạch, tránh tình trạng mực nhòe.
– In ấn lên được nhiều bề mặt như in ly giấy, in mặt gỗ, vải, da, giấy, kim loại…
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn và chúng có tuổi thọ dài hơn.
Nên nhớ rằng không có bao bì hàng hóa (ly giấy, túi giấy, hộp đựng…), sản phẩm của bạn sẽ không được người tiêu dùng nhận biết cụ thể, không phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Hay nói một cách khác, bao bì của bạn có đẹp, có ấn tượng mới thu hút được khách và tăng khả năng mua hàng. Mà lựa chọn kỹ thuật in ấn sẽ quyết định đến điều này.
- In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn. Tuy nhiên, kỹ thuật in này được ứng dụng hơn khi bạn có nhu cầu in ấn bao bì số lượng lớn.
Xem thêm kĩ thuật in lụa và ứng dụng của nó
Một vài ứng dụng của in offset vào cuộc sống
Có thể nói, kỹ thuật in offset là một giải pháp được nhiều công ty tin chọn trong ngành in ấn thương mại vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Vậy ứng dụng cụ thể của in offset là gì? Thực ra có rất nhiều sản phẩm xung quanh bạn đang dùng chính là bắt nguồn từ kỹ thuật in này, cụ thể như:
– In túi giấy, túi xách, hóa đơn, menu, phong bì, vỏ hộp, ly giấy… đựng sản phẩm.
– In các loại sách, tạp chí cao cấp, thiệp cưới, thẻ giấy, cataloge và các ấn phẩm quảng cáo khác, hộp mỹ phẩm, hộp thuốc tây, lịch treo tường…
– Ngoài ra, chúng còn được in trên các bề mặt khó nhằn, không bằng phẳng như gỗ, men, sứ, vải hay ứng dụng trên vỏ địa CD, áo mưa, name card với chất lượng hình ảnh rõ nét.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã nắm được in offset là gì cũng như biết cách vận dụng kỹ thuật in này vào trong đời sống hàng ngày. Hiện nay, Bình Minh đã và đang ứng dụng kỹ thuật này vào sản xuất bao bì, nếu bạn còn thắc mắc nào hãy liên hệ để được giải đáp cụ thể hơn nhé!
Người kể chuyện về ly giấy của công ty Ly Giấy Xanh. Tôi có kinh nghiệm trên 7 năm trong nhà máy sản xuất ly giấy nên khá dày dạn trong việc viết về ngành ly giấy. Tôi biết về chất lượng giấy, các loại giấy, cách sản xuất giấy, các kỹ thuật in và thiết kế trên giấy. Tôi đã từng viết và tư vấn triển khai content cho các công ty nổi tiếng trong ngành ly giấy như Bình Minh, Kim Ngân và Huy Nhất.